Đưa trò chơi dân gian, hát dân ca vào trường học: Tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho học sinh

Thứ ba - 09/12/2014 09:13
Việc đưa trò chơi dân gian, hát dân ca vào trường học đã và đang mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Chính những trò chơi ấy giúp cho các em học sinh (HS) trưởng thành trong sự hồn nhiên, lành mạnh và ngọt ngào. Nhằm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, tính chủ động sáng tạo và đoàn kết trong HS, đặc biệt là tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho HS, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa tổ chức hội thi trò chơi dân gian, hát dân ca, đồng dao lần thứ VII năm học 2014-2015 cho HS tiểu học trong toàn tỉnh.
HS thi trò chơi “ngậm muỗng chuyền chanh”.  Ảnh: N.THANH
HS thi trò chơi “ngậm muỗng chuyền chanh”. Ảnh: N.THANH

Hội thi trò chơi dân gian và hát dân ca được diễn ra tại trường TH Đông Hòa, TX.Dĩ An. Tham gia hội thi có 9 đội của 9 huyện, thị xã, thành phố với hơn 700 HS đại diện cho HS các trường tiểu học trong toàn tỉnh. Nội dung của hội thi gồm 2 phần: trò chơi dân gian và hát dân ca. Các phần thi đều khá đơn giản, nhẹ nhàng trên cơ sở tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tiểu học hiệu quả, phù hợp với hoạt động của HS trong trường tiểu học.

Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, phụ huynh của em Đặng Việt Anh, HS trường TH Trần Quốc Toản, TX.Thuận An, cho rằng tổ chức cho các em hát dân ca, chơi các trò chơi dân gian là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội. “Tôi cho rằng, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp HS rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào những trò chơi bạo lực vô bổ đang tràn lan cùng với các tệ nạn xã hội”, chị Hiền nói:.

Trong những năm qua, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cũng đã tích cực chỉ đạo các nhà trường đưa các trò dân gian vào trường học. Ngoài những nội dung được các trường đang triển khai để nâng cao chất lượng dạy, học, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp thì việc đưa trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học đang góp phần xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học; hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Ông Hồ Văn Lài, Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Quý Đôn, TX.Dĩ An, cho biết các trò chơi như: Chuyền banh, nhảy dây, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê… được các em tiếp nhận một cách hào hứng và thường xuyên. Việc đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường cũng giúp cho HS được sinh hoạt một cách vui tươi, lành mạnh, bảo đảm tính truyền thống; góp phần đưa phong trào “trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong nhà trường đi vào chiều sâu chất lượng.

Các trò chơi dân gian không chỉ giúp các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, không tốn nhiều sức, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát mà còn tạo sự hòa đồng, thân thiện, đoàn kết. Ông Thái Kiến Thuận, thành viên CLB Kỹ năng trẻ, thành viên Ban giám khảo của hội thi nhận định: Đặc điểm chung của trò chơi dân gian được triển khai trong trường học là đơn giản, dễ chơi, dễ hòa nhập. Nhiều trường học đã cho HS làm quen với trò chơi dân gian bằng nhiều hình thức, sinh hoạt khác nhau. Nhưng một điều đáng mừng là phần lớn HS đều hào hứng với các trò chơi dân gian, đặc biệt là HS tiểu học và THCS. Trong mỗi buổi tổ chức, trò chơi dân gian thực sự đã lôi cuốn các em bởi những tiếng hò reo, tiếng cười nói khi các em HS được tham gia vào các trò chơi truyền thống này. Trò chơi dân gian thực sự góp phần giáo dục cho HS về truyền thống văn hóa, giúp các em hướng về cội nguồn dân tộc.

Ông Lê Văn Thu, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT, cho rằng: Thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2014-2015, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong thời gian qua, Sở GD-ĐT tỉnh tiếp tục đưa các trò chơi dân gian, các bài hát dân ca vào nhà trường với mục đích giúp các nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các em HS tiếp tục nâng cao vốn hiểu biết về văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo nên một sức sống mới về giữ gìn văn hóa truyền thống trong các nhà trường. Việc tổ chức thường niên hội thi trò chơi dân gian và hát dân ca cho HS cũng chính là nhằm duy trì truyền thống văn hóa của dân tộc và tạo sân chơi giải trí lành mạnh cho HS.

Tác giả: NGỌC THANH

Nguồn tin: baobinhduong.vn

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

VĂN BẢN MỚI

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

202/PGDĐT

Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

162/PGDĐT

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây