Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai: Một ngôi trường thân thiện với học sinh

Thứ năm - 29/03/2012 07:22
Nếu so với các trường THCS ở địa bàn TX.TDM trông khang trang, bề thế, thì trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai... cơ ngơi còn khá khiêm tốn do xây dựng trước. Ấy vậy mà ngôi trường này có sức hút không nhỏ. Thực tế đã chứng minh: năm 2011, đoàn học sinh trường Seragoon Garden của Singapore sau khi tham quan 3 ngôi trường được ngành chỉ định đã quyết định chọn trường này để giao lưu; ngoài ra, trường còn đón nhiều đoàn tham quan học tập của các trường THCS trong tỉnh và các tỉnh Bến Tre, Kon Tum.
Nhà trường tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu học tập
Nhà trường tạo điều kiện để học sinh phát huy năng khiếu học tập

Cảm giác thân thiện đầu tiên khi đến trường Nguyễn Thị Minh Khai là ngôi trường có những cây xanh rợp bóng mát. Mùa này trời nóng oi ả, vậy mà những cây xanh trước sân trường vẫn xanh tươi, hoa kiểng thi nhau đua nở. Nhìn ngôi trường xanh - sạch - đẹp như vậy, các cô cậu học trò cảm thấy phấn chấn, thêm yêu ngôi trường và ra sức học tập. Cô Đỗ Thị Như Hoa, Hiệu trưởng nhà trường giới thiệu với chúng tôi, trường có “sổ vàng xây xanh” do phụ huynh đóng góp. Được sự chung tay góp sức của phụ huynh mà ngôi trường ngày càng thêm xanh như bây giờ.

Điểm mạnh ở ngôi trường này là nhà trường tổ chức nhiều hoạt động phong trào, chú ý các hoạt động vệ tinh nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh, cũng như hướng các em vào việc học tập. Có thể nói, học ở trường Nguyễn Thị Minh Khai, học sinh không bị áp lực về học tập, vì các em vừa học vừa chơi. Mỗi năm ít nhất một lần học sinh được đi tham quan, học tập thực tế. Với môn toán, nhà trường tổ chức game show “Rung chuông vàng”; đối với các môn: văn, sử, địa, sinh, họa, nhà trường cho các em đi thực tế ở Nam Cát Tiên, Sở thú, di tích Nhà tù Phú Lợi, riêng môn văn các em được tham gia lễ hội Kỳ Yên ở Đình Bà Lụa để biết thêm những phong tục, lễ hội của người Việt. Qua những chuyến đi này, các em mở mang thêm được kiến thức, có những tư liệu sống vận dụng vào bài học. Em Nguyễn Ngọc Đan Anh, học sinh lớp 6 cho biết: “Vừa rồi lớp em được đi tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh ở TP.HCM. Sau đó, mỗi bạn viết bài cảm nghĩ về những gì đã tận mắt thấy. Em thích những đề văn thực tế như vậy hơn, vì học sinh có được cái nhìn thực tế và có xúc cảm khi làm bài”. Với những học sinh chưa ngoan, trường tổ chức cho các em đến thăm các trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi, qua đó các em nhìn lại bản thân và điều chỉnh hành vi, nâng cao ý thức học tập.

Nếu so với các trường THCS khác trong nội ô thị xã thì “đầu vào” lớp 6 ở trường Nguyễn Thị Minh Khai thấp, do đa số học sinh là con em dân lao động. Để đưa các em vào nề nếp học tập, vực dậy chất lượng, đòi hỏi ở Ban giám hiệu sự năng động, sáng tạo. Ngoài các hoạt động học mà chơi như trên, nhà trường còn thành lập các câu lạc bộ: họa sĩ nhí, tiếng Anh, văn học nhằm giúp học sinh phát huy được năng khiếu học tập và hỗ trợ cho quá trình học tập trên lớp. Hiện nay, nhà trường phối hợp với Trung tâm Anh ngữ Cleverlearn tổ chức dạy tiếng Anh tăng cường cho học sinh có nhu cầu học môn này.

Điểm khác biệt ở trường Nguyễn Thị Minh Khai là nhà trường đưa phòng truyền thống ra các hành lang. Nhìn những thành tích của các anh chị đi trước, học sinh càng thêm tự hào về ngôi trường đang học và cố gắng nhiều hơn để đạt kết quả cao trong học tập và các hoạt động phong trào khác. Với ý nghĩa “dân ta phải biết sử ta”, mỗi năm nhà trường treo hình ảnh và tóm tắt tiểu sử của 12 nhân vật lịch sử ở các hành lang. Mỗi ngày đi qua, các em đọc một chút, dần dần sẽ thấm vào bộ nhớ. Đến khi gặp đề kiểm tra có liên quan đến một trong những nhân vật ấy, học sinh biết và vận dụng ngay. 

Ở một trường học thân thiện không thể thiếu các hoạt động mang tính truyền thống. Trong các buổi sinh hoạt, chương trình văn nghệ hoặc các buổi lễ do trường tổ chức hầu như không thể thiếu những trò chơi dân gian. Những trò chơi như nhảy sạp, đi cà khêu, đánh còn... đã được học sinh tham gia một cách hào hứng. Học sinh Nguyễn Thị Ngọc Hương tâm sự: Những trò chơi dân gian giáo dục chúng em phải nhớ đến những tập tục của dân tộc, giúp cho các bạn đoàn kết nhau hơn và quan trọng hơn là cảm hóa những bạn nghiện game”. Được biết, trong hoạt động văn nghệ, hiện nay trường đang đưa múa dân vũ của các nước vào dạy cho học sinh, thay thế dần những tiết mục văn nghệ khác. Cô Như Hoa giải thích với chúng tôi, có được sân chơi bổ ích, học sinh không còn đánh nhau, giúp giáo dục đạo đức, nhân cách cho các em, đồng thời thầy trò thêm gần gũi, thân thiện nhau hơn.

Tác giả: Minh Tiến

Nguồn tin: baobinhduong.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

VĂN BẢN MỚI

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

202/PGDĐT

Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

162/PGDĐT

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây