Bạo lực học đường: Chú trọng, đề cao việc phòng ngừa hơn là chống

Thứ hai - 22/04/2019 09:13
Đây là ý kiến trọng tâm trong phát biểu chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về Bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường do Bộ GDĐT tổ chức sáng ngày 17/4/2019 với sự hỗ trợ của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở GDĐT, Chủ trì điểm cầu tỉnh Bình Dương
Ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở GDĐT, Chủ trì điểm cầu tỉnh Bình Dương

     Tham dự hội nghị ở điểm cầu tỉnh Bình Dương tại Chi nhánh Viettel có ông Nguyễn Văn Phong - Phó Giám đốc Sở GDĐT (chủ trì); bà Nguyễn Phương Dung - Phó Giám đốc Sở GDĐT; ông Bùi Hữu Toàn - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; bà Phạm Thụy Ngọc Hà - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; ông Lê Văn Thái - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; lãnh đạo Văn phòng, Phòng Chính trị, tư tưởng – Pháp chế Sở GDĐT và hiệu trưởng các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một. Các chi nhánh Viettel cấp huyện cũng hỗ trợ mở các điểm cầu cho lãnh đạo Phòng GDĐT, lãnh đạo cơ quan cấp huyện có liên quan, hiệu trưởng các trường THCS, THPT trên địa bàn huyện.

Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Chi nhánh Viettel Bình Dương
Đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Chi nhánh Viettel Bình Dương

     Các đại biểu đã tập trung lắng nghe, thảo luận về các báo cáo tham luận và các ý kiến góp ý của chuyên gia, đại biểu tham dự hội nghị về các vấn đề như: Nguyên nhân của bạo lực học đường; nhiệm vụ và giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường; nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị chức năng; nhiệm vụ của Sở GDĐT, Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục.

     Hội nghị cũng nhận được sự góp ý của các chuyên gia, đại biểu đến từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Trung ương như: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Công an, Trung ương Đoàn, Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Kênh truyền hình giáo dục VTV7… và những đề xuất từ các tỉnh, thành phố.

     Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đánh giá công tác phòng, chống bạo lực học đường đã nhận được sự quan tâm trong thời gian qua, Bộ GDĐT cũng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác này, tuy nhiên tình trạng bạo lực học đường có dấu hiệu gia tăng. Vì vậy, Bộ trưởng nhấn mạnh và yêu cầu lãnh đạo các cơ sở giáo dục cần nâng cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của từng cá nhân trong công tác phòng, chống bạo lực học đường, bao gồm cả hiệu trưởng, hiệu phó, bí thư Đoàn, tổng phụ trách Đội và cả giáo viên chủ nhiệm… Về các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường, ông nhấn mạnh "không phải là phong trào mà đi vào hoạt động chuyên môn, không nghiêng về chống mà chú trọng, đề cao việc phòng ngừa".

     Phát biểu tại điểm cầu Bình Dương sau hội nghị, ông Nguyễn Văn Phong – Phó Giám đốc Sở GDĐT mong rằng trong thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường. Đối với các đơn vị trường học tham dự hội nghị, ông yêu cầu lãnh đạo các đơn vị nghiên cứu các tài liệu được cung cấp để nắm được các nội dung chỉ đạo, Sở GDĐT, Phòng GDĐT sẽ thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu xây dựng kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện.

     Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trong thời gian tới ngành GDĐT dự kiến sẽ triển khai một số công tác như sau: Tham mưu thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh; ban hành kế hoạch về việc bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường; tổ chức quán triệt cho cán bộ quản lý giáo dục và các đối tượng có liên quan; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lý; chỉ đạo các cơ sở giáo dục thành lập đường dây nóng cả số di động và số cố định; chỉ đạo các cơ sở giáo dục lập danh sách học sinh có nguy cơ cao về vấn đề tâm lý, có mâu thuẫn để kịp thời có hướng xử lý; chỉ đạo các cơ sở giáo dục ký cam kết với gia đình và học sinh về phát hiện, nắm bắt và phối hợp xử lý những vấn đề về bạo lực học đường; hướng dẫn xây dựng quy chế về bảo đảm an ninh, an toàn trường học và phòng, chống bạo lực học đường…

Một số văn bản quan trọng về công tác phòng, chống bạo lực học đường

1. Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

2. Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.

3. Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

4. Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025”.

5. Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GDĐT quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.

6. Chỉ thị số 505/CT-BGDĐT ngày 20/02/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.

7. Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Chương trình hành động Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021.

8. Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”.

9. Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT ngày 07/5/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo.

10. Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

11. Công văn số 1295/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 05/4/2018 của Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học.

12. Công văn số 5812/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 21/12/2018 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường.

Nguồn tin: Minh Ngọc, Sở GDĐT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

VĂN BẢN MỚI

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

202/PGDĐT

Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

162/PGDĐT

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây