Quản lý giỏi nhờ sáng kiến kinh nghiệm hay

Chủ nhật - 22/07/2012 19:13
Phong trào viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) trong ngành giáo dục được tổ chức hàng năm, nhằm khuyến khích phong trào thi đua dạy giỏi trong giáo viên, đồng thời thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Hàng năm số SKKN đạt loại A rất hiếm hoi. Trong năm học 2011-2012, có 3 SKKN đạt loại A. Chúng tôi xin giới thiệu dưới đây SKKN quản lý giáo dục: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý. Mỗi trường có một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học” của cô Võ Thị Thu Thảo, Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Giáo.
Cô Thảo (trái) trong ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục
Cô Thảo (trái) trong ngày bảo vệ luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục

Trong 3 năm liên tiếp Bộ GD-ĐT phát động phong trào: “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Từ năm học 2009-2010, Sở GD-ĐT lấy đây là chủ đề của năm học, đồng thời phát triển phương châm “Dạy thật - Học thật - Thi thật - Chất lượng thật” thành phong trào “dạy giỏi, học giỏi” trong toàn ngành với khẩu hiệu hành động “Tận tâm, tận tụy, tận lực, tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ những cơ sở đó, đề tài cô Thảo lựa chọn rất phù hợp trong tình hình hiện nay. Và SKKN của cô Thảo, đồng thời cũng là những việc ngành GD-ĐT Phú Giáo đã làm được trong những năm qua.

Để thực hiện hiệu quả chủ trương của ngành về “đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, Phòng GD-DT huyện Phú Giáo đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các cấp học trực thuộc. Bản thân cô Thảo là cán bộ quản lý, được phân công phụ trách, chịu trách nhiệm chỉ đạo hoạt động chuyên môn, cô đặc biệt coi trọng đổi mới công tác quản lý chỉ đạo đến cơ sở, tập trung tìm tòi nhiều biện pháp để chỉ đạo từng nhiệm vụ đạt kết quả tốt.

Cô cho rằng “trong năm học nếu tất cả cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) của toàn ngành nói chung, của các trường THCS nói riêng thực hiện được một đổi mới trong công tác dạy học hoặc quản lý thì chất lượng giáo dục sẽ nâng lên thực chất. Đồng thời các cấp quản lý cần định hướng, thực hiện những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho từng cá nhân, đơn vị thực hiện chủ trương này sẽ đạt kết quả tốt hơn. Năm 2009-2010, đa số các trường, các cá nhân ở Phú Giáo chưa có kế hoạch riêng cho một vấn đề cần được điều chỉnh hoặc cải thiện, đổi mới; khi chúng tôi chỉ đạo xây dựng kế hoạch riêng và hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức xây dựng kế hoạch, từng cá nhân và nhà trường tập trung thực hiện nề nếp và hiệu quả, chất lượng quản lý, giảng dạy tốt hơn. Đến năm học 2011-2012, 100% CBQL, GV, trường THCS xây dựng kế hoạch thực hiện “một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý”; một kế hoạch cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học; sau đó, cá nhân và đơn vị triển khai thực hiện khá tốt; đồng thời, cuối năm học các trường báo cáo kết quả thực hiện. Đến nay, hầu hết cán bộ quản lý gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng và GV các trường THCS đều có khả năng xác định được sứ mệnh, tầm nhìn dài hạn và lập kế hoạch ngắn, dài hạn nhằm góp phần phát triển của từng đơn vị phù hợp với hoàn cảnh của trường.

Là một nhà giáo tâm huyết, cô Thảo đã có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp GD-ĐT của huyện Phú Giáo. Với những cống hiến không mệt mỏi cho ngành, nhiều năm liền cô Thảo được UBND tỉnh tặng bằng khen. Với SKKN đạt loại A trong năm học 2011-2012 vừa qua, cô Thảo được ngành đề nghị UBND tỉnh khen tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh.

Từ khi được giao quản lý chuyên môn các trường THCS trong huyện, cô Thảo thường xuyên tổ chức hội thảo theo chuyên đề. Và, hội thảo đổi mới công tác quản lý giáo dục ở trường THCS đã tạo cơ hội để CBQL trường THCS gặp gỡ, giao lưu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm về mọi vấn đề , biện pháp trong công tác quản lý nhà trường.

Đối với đổi mới phương pháp dạy học, cô Thảo chú ý nêu cao vai trò đầu tàu của hiệu trưởng. Cô giải thích, hiệu trưởng tạo điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy, nâng cao chất lượng toàn diện; xây dựng phát triển đội ngũ đủ số lượng, có biện pháp nâng cao chất lượng; tạo điều kiện thuận lợi để GV tiếp cận với các phương pháp dạy học mới, với trang thiết bị phù hợp, hiện đại; có cơ hội được tham dự những buổi sinh hoạt chuyên môn mở rộng giữa các trường trong huyện; khích lệ GV thường xuyên thực hiện đổi mới trong các giờ dạy. Chú ý khai thác thế mạnh lực lượng GV giỏi, GV nòng cốt để thực hiện chuyên đề thao giảng cụm, hội thảo về điều chỉnh nội dung chương trình, hoặc xây dựng ngân hàng đề thi, tham gia các đợt thanh kiểm tra của các cấp; GV nòng cốt, cốt cán được Phòng GD-ĐT, tổ trưởng tổ nghiệp vụ bộ môn, tập thể tổ đề xuất, chọn cử sẽ triển khai, điều hành, tổ chức thực hiện đúng kế hoạch nhằm góp ý giúp đỡ GV... sau khi thực hiện có đánh giá báo cáo về Phòng GD-ĐT.

Một sáng kiến khác của cô Thảo cũng khá thành công là xây dựng mô hình điểm về đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời nhân rộng đến cơ sở nhằm  tạo ra phong trào thi đua đổi mới phương pháp giảng dạy cho đội ngũ GV toàn ngành. Từ đó nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, góp phần đưa  sự nghiệp giáo dục của huyện nhà ngày một phát triển.

Từ kinh nghiệm thực tế, cộng với sự sáng tạo trong quản lý chỉ đạo của cô Thảo, sau 3 năm thực hiện chủ trương “Mỗi giáo viên, CBQL giáo dục thực hiện một đổi mới trong phương pháp dạy học và quản lý”, ngành GD-ĐT huyện, các trường THCS đã có sự chuyển biến rõ rệt về đổi mới phương pháp dạy và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Hàng năm kết quả thi đua khen thưởng tăng về số lượng và chất lượng. Hiện toàn huyện có 5/7 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, 2 trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng cấp độ 3, trường THCS Phước Hòa nhận Huân chương Lao động hạng nhì, 2 trường  được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, 3 đơn vị nhận cờ thi đua của tỉnh, Phòng GD-ĐT nhiều năm liền đạt lao động xuất sắc và nhận cờ thi đua của UBND tỉnh năm 2011.

Tác giả: L.M.T

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

VĂN BẢN MỚI

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

202/PGDĐT

Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

162/PGDĐT

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây