I. Khái niệm:
Bản đồ tư duy được xem là một công cụ giúp bộ não tư duy toàn diện và khai thác được tiềm năng của bộ não. Nhờ có sự liên kết giữa các ý tưởng với ý tưởng trung tâm nên Bản đồ tư duy cho thấy mức độ bao quát, sâu rộng của vấn đề cần nghiên cứu. Bản đồ tư duy có thể giúp người dùng xây dựng kế hoạch làm việc, học tập nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, sáng tạo hơn, giúp người dùng giải phóng suy nghĩ theo lối mòn từ đó dễ dàng đưa ra cách giải quyết vấn đề, làm sáng tỏ những tình huống, tiết kiệm thời gian và nhớ lâu hơn, …
Trong dạy học, Bản đồ tư duy góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên có thể sử dụng Bản đồ tư duy trong quá trình soạn giảng, bố cục nội dung bài dạy; vẽ sơ hoá kiến thức thông qua việc liên kết các mắt xích kiến thức cho từng bài, từng chương, từng phần kiến thức; hệ thống nội dung ôn tập để học sinh có cái nhìn tổng quát về kiến thức đã học, từ đó dễ dàng ôn tập và khắc sâu kiến thức hơn; cấu trúc trong ra đề kiểm tra bằng cách đưa ra các ma trận kiến kiến nhằm phân bố lượng kiến thức, mức độ kiến thức cần kiểm tra cho hợp lí; phân tích cách giải các bài tập định tính cũng như định lượng, đưa ra những kiến thức chính cần giải bài tập cũng như các kiến thức liên quan, từ đó đưa ra các bước giải trình tự và cách trình bày rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Học sinh có thể sử dụng Bản đồ tư duy để học tập tích cực, chủ động và sáng tạo hơn; có thời khoá biểu và thời gian biểu học tập cụ thể, rõ ràng; từ đó tìm ra phương pháp học phù hợp cho bản thân để việc học trở nên đơn giản, nhớ lâu, ngày càng yêu thích môn học và kết quả học tập tốt hơn.
II. Cách lập bản đồ tư duy:
Theo Tony Buzan (Cha đẻ của phương pháp tư duy Mind map (Sơ đồ tư duy, Giản đồ ý). Ông hiện là tác giả của 92 đầu sách, được dịch ra trên 30 thứ tiếng, xuất bản trên 125 quốc gia), để lập một Bản đồ tư duy gồm có:
III. Giới thiệu phần mềm:
1. Phần mềm FreeMind
FreeMind cung cấp đầy đủ các tính năng ta cần cho việc vẽ bản đồ tư duy. Ta có thể chọn màu, đặt các biểu tượng mang ý nghĩa nào đó cho từng node con, đặt các liên kết giữa các node … Ngoài ra FreeMind còn hỗ trợ phím tắt rất tốt, chúng ta hoàn toàn có thể vẽ mà không cần dùng chuột.
FreeMind rất gọn nhẹ, file cài đặt cho Windows chỉ có 8MB (bạn phải có Java Runtime). Phiên bản hiện tại là 0.8 và nhóm phát triển đang tiếp tục phát triển thêm nhiều chức năng hơn nữa.
Tải về phần mềm FreeMind (bản kèm Java Runtime nên không cần cài thêm)
2. Phần mềm Mindjet MindManager 9.1 - Vẽ bản đồ tư duy chuyên nghiệp
Hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để vẽ Bản đồ tư duy như: Mindjet MindManager, iMindMap, EdrawMindMap, MindGenius, FreeMind, ConceptDraw MindMap, VisualMind, NovaMind, MindMapper Pro, BrainMind,… Trong đó, Mindjet MindManager là phần mềm đơn giản và dễ sử dụng. Phần mềm này có giao diện khá giống với bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office 2007.
Ý kiến bạn đọc
Tích hợp VneID vào hệ thống phần mềm quản lý trường học trên CSDL ngành GDĐT
Ngày ban hành: 05/05/2025
Kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT và chuyển đổi số về giáo dục năm 2025
Ngày ban hành: 28/04/2025
Hướng dẫn đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông
Ngày ban hành: 24/04/2025
Bảo đảm an toàn thông tin an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng các hệ thống công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố
Ngày ban hành: 21/04/2025