Trong chương trình hiện nay, sinh hoạt hướng nghiệp được đổi thành hoạt động giáo dục hướng nghiệp với thời lượng 4 tiết/tháng ở lớp 9. Còn chương trình dạy nghề tập trung vào 11 nghề thuộc 4 nhóm nghề: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tin học. Mặc dù chương trình giới thiệu và định hướng được phần nào về ý thức nghề nghiệp cho HS THCS nhưng nhiều cán bộ quản lý, giáo viên cảm thấy chương trình còn mang tính hình thức và đang là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự quá tải đối với HS. Nhiều em chọn học một nghề nào đó cho xong, rồi không biết sử dụng kiến thức đó vào việc gì.
Nhiều năm qua, hầu hết HS tốt nghiệp THCS đều chọn vào học THPT, rất ít HS có nguyện vọng vào học trường nghề. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thiếu điều kiện dạy - học nghề tại các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Trung tâm dạy nghề ở những nơi này phần lớn còn thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị, rất ít nghề cho HS lựa chọn... Để học nghề, nhiều HS phải đến các cơ sở dạy nghề ở trung tâm tỉnh. Đây là điều mà phụ huynh ngán ngại vì đi xa tốn kém, lứa tuổi 15 - 16 còn khá nhỏ để có thể sống xa gia đình.
Kinh tế - xã hội phát triển cộng với tâm lý làm thầy hay hơn làm thợ nên phụ huynh mong muốn con em mình học trung cấp, cao đẳng, đại học hơn là học nghề sau khi tốt nghiệp THCS. Một vấn đề đáng quan tâm nữa là mặc dù chương trình hướng nghiệp đã được triển khai nhiều năm nhưng các trường đều thiếu đội ngũ giáo viên chuyên dạy môn học này cũng như chưa có chương trình đào tạo giáo viên hướng nghiệp. Hầu hết giáo viên dạy hướng nghiệp lớp 9 ở các trường là giáo viên dạy bộ môn chưa đủ tiết, giáo viên chủ nhiệm, các thành viên trong ban giám hiệu...
Thêm vào đó, những hạn chế trong công tác định hướng nghề nghiệp, phân luồng HS hiện nay như: cơ sở vật chất yếu kém, người tốt nghiệp ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đặc biệt là đối tượng sau THCS khó tìm việc khi ra trường, các cơ sở giáo dục không mấy mặn mà khi tuyển đối tượng học tốt nghiệp bậc THCS, người học ra nghề nhưng các doanh nghiệp không quan tâm tuyển dụng, chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục còn thấp...
Chương trình hướng nghiệp - dạy nghề cho HS THCS đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức và định hướng nghề nghiệp cho HS. Việc không phân luồng được HS sau mỗi bậc học trung học là sự lãng phí và sẽ gia tăng gánh nặng lao động không được đào tạo cho xã hội. Thiết nghĩ, việc cơ cấu lại chương trình, đào tạo đội ngũ giáo viên hướng nghiệp - dạy nghề chuyên nghiệp, đầu tư thỏa đáng cho các cơ sở dạy nghề ở địa phương là những giải pháp tổng hợp cần thiết để nâng cao hiệu quả hướng nghiệp - dạy nghề ở bậc THCS.
Tác giả: L.M.T
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục
Ngày ban hành: 23/02/2024