Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục theo mục tiêu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chất và bền vững

Thứ hai - 05/09/2016 16:10
Năm học 2016-2017, tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 81-CTHĐ/TU, ngày 03/4/2014 của Tỉnh ủy Bình Dương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, là năm thứ hai triển khai thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ thành phố Thủ Dầu Một nhiệm kỳ 2016-2020, Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Thủ Dầu Một triển khai thực hiện Chủ đề: “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” cùng với phương châm hành động “Trách nhiệm - Năng động - Sáng tạo” và khẩu hiệu hành động “Tất cả vì học sinh thân yêu”, toàn ngành quyết tâm phát huy kết quả đã đạt được, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Lễ Khánh thành và ngày hội khai trường, trường Tiểu học Phú Tân
Lễ Khánh thành và ngày hội khai trường, trường Tiểu học Phú Tân
1. Về công tác quản lý giáo dục và đào tạo
 
     Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục, phẩn bổ ngân sách phù hợp, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.  
     Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra trường học, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra của các đơn vị, phát huy dân chủ ở cơ sở, vai trò của thanh tra nhân dân, thanh tra nội bộ trường học. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng gắn với hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.
     Tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng trường học đạt Chuẩn Quốc gia và kiểm định chất lượng. Tăng cường công tác tự đánh giá, cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục; khuyến khích tổ chức tự đánh giá để chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục.
     Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và người học. Thực hiện nghiêm quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, phân công trách nhiệm cụ thể, nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và chất lượng công việc. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo.
 2. Về nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục
a) Giáo dục mầm non

     Tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non ở các trường học; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu của xã hội.
     Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, cộng đồng. Tiếp tục thực hiện nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, chuẩn bị tốt các điều kiện tiến tới thực hiện chuẩn PCGD cho trẻ 4 tuổi.
     Tiếp tục quan tâm phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. Tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập, các nhóm/lớp mầm non độc lập, tư thục.
b) Giáo dục phổ thông
     Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của từng cấp học. Triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá trong quá trình với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học. Tiếp tục chỉ đạo triển khai nghiêm túc việc dạy và học ngoại ngữ.
     Tiếp tục tổ chức tốt, thu hút học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, trò chơi dân gian. Tích cực tham gia các hội thi văn nghệ, thể dục, thể thao; tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa, rèn luyện kỹ năng sống. Quan tâm các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, vệ sinh môi trường; tổ chức tốt nội dung giáo dục địa phương.
Củng cố và giữ vững kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục.
Thực hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn.
     Đối với giáo dục tiểu học: Tiếp tục chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện tốt đổi mới đánh giá; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.
     Đối với giáo dục trung học cơ sở: Tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình giáo dục, giao quyền chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch cho trường. Các trường tạo điều kiện cho các tổ chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
     Chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh. Các trường xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh, đảm bảo có đủ thời lượng dành cho luyện tập, ôn tập, thí nghiệm, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo và kiểm tra định kỳ.
     Tăng cường công tác tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp; tăng cường công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ,  giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục về chủ quyền biển, đảo, tiết kiệm năng lượng; đảm bảo an ninh, trật tự trường học; phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội trong học đường.
3.    Về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
     Tổ chức quán triệt trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các chủ trương của Đảng, Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng và hành động thiết thực triển khai các hoạt động đổi mới của ngành.
     Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chỉ đạo, hướng dẫn, rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, nâng chuẩn. Đẩy mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Tiếp tục bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ trong các nhà trường.
     Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng thiết thực, hiệu quả. Tăng cường nêu gương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu, các điển hình tiên tiến xuất sắc nhằm khơi dậy nhiệt huyết và ý thức tự hào nghề nghiệp của đội ngũ.
4.    Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục
     Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.
     Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin toàn ngành đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả.
5.    Về tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục
     Sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gắn với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Rà soát, mua sắm bổ sung sách, thiết bị dạy học, sử dụng có hiệu quả sách và các đồ dùng, thiết bị hiện có và mua mới; phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học tại các nhà trường. Đề ra những giải pháp khả thi và có hiệu quả để đẩy mạnh việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong tất cả các cấp học.
     Tất cả các cấp học đẩy mạnh công tác tự kiểm tra đánh giá KĐCLGD.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Bạn đánh giá yếu tố nào quan trọng nhất trong quá trình học tập ?

VĂN BẢN MỚI

1360/PGDĐT

Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien
i-Speed
VNEiD

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây