Ngay khi triển khai công tác xây dựng trường CQG, ngành GD-ĐT lên kế hoạch phấn đấu từng giai đoạn thời gian với yêu cầu cụ thể từng trường; thường xuyên phối hợp với các ban ngành để đầu tư có tập trung trọng tâm, trọng điểm vào các trường cận chuẩn. Với những trường đã có cơ sở vật chất khang trang thì tập trung đầu tư cho chất lượng; trường đã đạt chất lượng thì tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để đạt chuẩn; trường mới xây dựng đã đạt yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị thì quan tâm đầu tư đội ngũ nâng cao chất lượng.
Chất lượng đội ngũ cũng là một trong những tiêu chuẩn đặt ra đối với trường CQG. Đầu tư đào tạo đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn, hàng năm ngành cử hàng trăm giáo viên đi học các lớp chuyên môn nghiệp vụ. Mỗi thầy cô giáo cũng thể hiện tinh thần tự học, thường xuyên trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Các cuộc thi giáo viên giỏi do ngành tổ chức, giáo viên tích cực hưởng ứng. Qua đó có nhiều giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp, làm nòng cốt cho phong trào thi đua “Dạy giỏi - học giỏi” trong toàn ngành.
Công tác xã hội hóa giáo dục được các trường phát huy, huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đã góp phần đáng kể cho quá trình xây dựng trường đạt CQG ở các địa phương. Ông Dương Thế Phương, Giám đốc Sở GD-ĐT đánh giá, các trường tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chính quyền, ban ngành ở địa phương trong việc đầu tư xây dựng trường CQG. Đáng mừng là các trường đều có kế hoạch ngắn hạn cũng như dài hạn để phấn đấu đạt CQG. Hàng năm, các trường thường xuyên tự đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục để đạt chuẩn.
Từ khi triển khai kế hoạch xây dựng trường đạt CQG, các huyện, thị, thành phố thể hiện quyết tâm hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó phòng GD-ĐT TX.Thuận An cho biết, đến nay Thuận An có 18/32 trường đạt CQG, tỷ lệ 56,3%. Địa phương được Sở GD-ĐT, Thị ủy, UBND thị xã đầu tư lớn về cơ sở vật chất. Chất lượng học tập ngày càng tăng; mức độ huy động phổ cập tốt hơn, bảo đảm tiêu chuẩn về phổ cập; công tác xã hội hóa giáo dục được xã hội và nhân dân quan tâm, góp phần cho hoạt động giáo dục ở TX.Thuận An ngày càng đi lên.
Theo chỉ tiêu của UBND tỉnh năm 2012, tỷ lệ trường đạt CQG 40%, năm 2013 có 51,6% trường công lập đạt chuẩn, đến năm 2015 có 60 - 65% trường đạt chuẩn với 330 trường. Để đạt mục tiêu đề ra, ngành GD-ĐT đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện. Việc làm đầu tiên là tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chuẩn hóa và thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là trình độ lý luận chính trị cho cán bộ quản lý. Đẩy mạnh phong trào thi giáo viên giỏi các cấp. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quy hoạch mở rộng diện tích đất, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư thiết bị hiện đại. Duy trì quy mô trường khoảng 28 lớp với sỉ số dưới 45 học sinh/lớp để quản lý tốt, nâng cao chất lượng. Tiếp tục tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; tăng cường phối hợp giữa các lực lượng giáo dục ở các địa phương nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh…
Tác giả: L.M.T
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục
Ngày ban hành: 23/02/2024