Đó là dự án "Bộ bàn phím chữ nổi và phần mềm soạn thảo văn bản dành cho người khiếm thị" của 2 học sinh Trường THCS Phú Mỹ: Nguyễn Khắc Tiến Nam và Nguyễn Thái Phương Nam.
Dự án "Bộ bàn phím chữ nổi và phần mềm soạn thảo văn bản dành cho người khiếm thị" hướng tới mục tiêu cung cấp cho nhóm người khuyết tật này khả năng tự chủ trong việc soạn thảo văn bản và làm việc trên máy tính. Đặc biệt, dự án này có tiềm năng hỗ trợ các giáo viên tại các trường dành cho người khiếm thị trong việc tạo và in các bài tập chữ nổi cho học sinh một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Theo nhóm tác giả, qua quá trình nghiên cứu và quan sát tại các trường dành cho người mù và người khiếm thị, chúng em đã nhận thấy sự thiếu hụt thiết bị công nghệ là một thách thức lớn đối với họ trong cuộc sống ngày nay, khi cuộc cách mạng công nghệ và số hóa đang diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt, nhóm người mù và người khiếm thị gặp nhiều khó khăn khi sử dụng máy tính và việc phải viết chữ nổi thủ công không chỉ tốn nhiều thời gian mà còn gây rào cản cho việc sao chép hoặc in ấn, tạo ra sự bất tiện trong việc tiếp cận thông tin và công nghệ. Chính vì vậy, 2 học sinh đã đề xuất đề tài “Bộ bàn phím chữ nổi và phần mềm soạn thảo văn bản dành cho người khiếm thị” với mong muốn giúp đỡ nhóm người khuyết tật này có thể tiếp cận với công nghệ, chuyển đổi số trong phương pháp ghi chép dành cho người mù. Qua đó, đem lại năng suất, hiệu quả trong công việc không những trong ngành giáo dục cho người mù mà còn ở những ngành khác có người mù đang làm việc.
Nhóm tác giả cũng đưa kết quả khảo sát đã minh chứng rõ nét hiệu quả phần mềm. Dự án “Bộ bàn phím và phần mềm soạn thảo văn bản dành cho người khiếm thị” là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa trong thực tiễn. Nếu được đầu tư và áp dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Chúng em tin rằng đây sẽ là một cuộc cách mạng trong việc ứng dụng công nghệ cho người khuyết tật. Ngoài ra, sản phẩm sẽ mang lại nhiều hiệu quả tích cực về kinh tế và xã hội.
Cuộc thi vừa được trao giải vào ngày 22-3, do Bộ GD&ĐT phối hợp UBND tỉnh Bắc Giang, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức. Tham gia cuộc thi có 74 đoàn, với 149 dự án dự thi, thuộc 21 lĩnh vực: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa sinh, Y sinh và khoa học sức khỏe… Ban tổ chức đã trao 106 giải, trong đó có 10 giải Nhất, 17 giải Nhì, 23 giải Ba, 27 giải Tư và 29 giải Triển vọng.
Tác giả: PHÒNG GIÁO DỤC THỦ DẦU MỘT
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở
Ngày ban hành: 18/07/2024
Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS
Ngày ban hành: 11/03/2024
Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức
Ngày ban hành: 08/03/2024
Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục
Ngày ban hành: 23/02/2024