Phương pháp “bàn tay nặn bột”: Phát huy khả năng tư duy của học sinh

Thứ tư - 30/10/2013 09:57
“Bàn tay nặn bột” là phương pháp dạy học hướng tập trung vào học sinh (HS), phát huy tính chủ động của các em. Với phương pháp này HS tự tìm tòi nghiên cứu thí nghiệm để giải quyết vấn đề và đưa ra kết luận. Từ năm học 2012-2013, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã khuyến khích đưa phương pháp này vào giảng dạy ở các trường tiểu học. Riêng Bình Dương, trường Tiểu học Định Hòa (TP. TDM) được chọn thực hiện điểm phương pháp “bàn tay nặn bột”.
Từng nhóm HS làm thí nghiệm và đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc trước đó của chính các em
Từng nhóm HS làm thí nghiệm và đưa ra câu trả lời cho những thắc mắc trước đó của chính các em

Ngày 24-10, chúng tôi may mắn được dự giờ môn khoa học lớp 5 của cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Cô chọn phương pháp “bàn tay nặn bột” để dạy bài “Đá vôi” cho HS. Chuẩn bị cho tiết dạy, giáo viên (GV) mang đến lớp vài mẫu đá vôi, đá cuội, a xít loãng; còn HS thì sưu tầm các thông tin, tranh ảnh về các dãy núi đá vôi và hang động, dụng cụ thí nghiệm. Trước tiên GV kể tên một số vùng núi có đá vôi ở nước ta và nêu lợi ích của đá vôi. Để giúp HS biết tính chất của đá vôi, GV cọ xát 2 hòn đá vôi và đá cuội với nhau, nhỏ vài giọt giấm thật chua có chứa a xít lên cả 2 hòn đá, cho HS quan sát, sau đó HS dự đoán tình huống sẽ xảy ra. Từng nhóm HS sau khi thảo luận đã đưa ra những quan điểm ban đầu và đặt những câu hỏi đối với GV. Để trả lời cho câu hỏi, các em được làm thí nghiệm thực tế. HS đối chiếu với dự đoán ban đầu và đưa ra kết luận: đá vôi không cứng lắm, dưới tác dụng của a xít thì đá vôi sủi bọt. Tiết dạy thật sinh động, dưới sự hướng dẫn của GV, HS hoạt động là chủ yếu. Với phương pháp này, HS tỏ ra hứng thú, có khả năng phát triển tư duy lô-gíc, trí tưởng tượng, rèn kỹ năng thực hành. HS Nguyễn Phương Thi nhận xét: “Chúng em rất thích học bằng phương pháp này, giúp em nhớ kiến thức lâu, thuộc bài ngay tại lớp. Với cách làm việc nhóm, chúng em sẽ đoàn kết với nhau hơn và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trong quá trình học tập”.

Thầy Nguyễn Bảo Trọng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, từ năm học 2012-2013, trường đã được ngành giáo dục - đào tạo chọn triển khai thực hiện điểm phương pháp “bàn tay nặn bột”. Phương pháp này phù hợp dạy các môn khoa học và tự nhiên xã hội. Hai giáo viên của trường được chọn cử đi tập huấn tại Cần Thơ, do Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức. Khi trở về trường, các cô chọn những bài học phù hợp và đầu tư cho tiết dạy bằng phương pháp “bàn tay nặn bột”. Trong năm đầu tiên trường thực hiện thí điểm ở môn tự nhiên xã hội cho HS khối 2, 3 và môn khoa học cho HS khối 4 và 5. Các tiết dạy đều có các GV khác dự giờ học tập kinh nghiệm. Do nhà trường đã thực hiện giảng dạy theo phân môn nên GV khá thuận lợi khi triển khai phương pháp này, GV có điều kiện nghiên cứu, đào sâu kiến thức cho HS, GV có thể rút kinh nghiệm và sửa chữa ngay ở lớp khác trong tiết dạy tiếp theo.

Cô Nguyễn Thị Thanh Tuyền cho biết, thiết bị dạy học được sử dụng ở phương pháp này, ngoài các thiết bị truyền thống, GV còn chuẩn bị mô hình, vật thật, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm… các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, băng đĩa, phim khoa học. Việc kết hợp hài hòa các thiết bị dạy học sẽ tạo sự hứng thú cho HS trong quá trình học tập. Khi đưa các thiết bị vào dạy học, HS nâng cao được tính tích cực học tập, tính độc lập, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Cô Nguyễn Thị Hoa- Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, qua quá trình dạy thí điểm phương pháp “bàn tay nặn bột” có thể nhận thấy sự ham thích của HS, các em rất hứng thú với những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới. Điều này chứng tỏ, HS luôn ham thích được học tập, hăng say tìm tòi và sáng tạo. HS tự khám phá kiến thức bài học, từ những thắc mắc ban đầu, các em làm thí nghiệm và đưa ra câu trả lời, từ đó các em nắm chắc kiến thức hơn. Khi đã học phương pháp này ở các môn khoa học và tự nhiên xã hội, HS dễ dàng học các môn khác theo hướng tự nghiên cứu, tự khám phá.

Trong năm học này, trường Tiểu học Định Hòa triển khai đại trà phương pháp “bàn tay nặn bột” ở tất cả các khối lớp, số tiết dạy cũng tăng lên. Với tính tích cực của phương pháp dạy, không chỉ trường này, mà các trường tiểu học khác cần nhanh chóng triển khai thực hiện để HS sớm tiếp cận với phương pháp học mới đầy tính sáng tạo. Để đầu tư cho tiết dạy GV tuy có cực nhọc, nhưng khi lên lớp sẽ nhẹ nhàng hơn. Còn HS, các em dễ bị lôi cuốn vào bài học bởi “bàn tay nặn bột” đã giúp các em phát huy tính tư duy, sáng tạo, thích tìm tòi, khám phá.

 

Tác giả: L.M.T

Nguồn tin: sgdbinhduong.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Nhận xét của bạn về hoạt động cung cấp thông tin của Phòng GDĐT trên môi trường mạng

VĂN BẢN MỚI

1360/PGDĐT

Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien
i-Speed
VNEiD

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây