Trường tiểu học Hiệp Thành: Mô hình thư viện thân thiện

Chủ nhật - 10/01/2021 08:34
Khác với thư viện truyền thống, mô hình thư viện ngoài trời hay còn gọi là thư viện thân thiện đang mang đến cho học sinh những kiến thức phong phú, khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong các em, góp phần phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường.
Trường tiểu học Hiệp Thành: Mô hình thư viện thân thiện

     Mô hình “Thư viện thân thiện” được nhà trường đưa vào hoạt động trong năm học 2019 – 2020 nhằm góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, khơi dậy niềm yêu thích đọc sách, giúp các em phát triển tư duy, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trên lớp.

     Thư viện hiện có không gian thoáng mát, để các em học sinh có thể đọc sách, thư giãn trong giờ ra chơi hay ngoài giờ học. Trong giờ ra chơi rất đông các em học sinh tập trung về khuôn viên thư viện của nhà trường, với không gian thư thái, mát mẻ để các em ngồi đọc sách, đọc truyện, xem tranh… theo sở thích. Đây là hình thức khá phù hợp, vừa khơi dậy, khuyến khích niềm đam mê đọc sách cho học sinh, vừa giúp các em mở rộng tri thức, lại có thể thư giãn, giải trí sau những giờ học trên lớp. Ngoài ra, nhà trường tổ chức các tiết đọc sách cho các lớp từ lớp 3 đến lớp 5 tại “Thư viện thân thiện”..Trong thư viện, chia thành các ngăn khác nhau, mỗi ngăn được xếp theo một chủ đề cụ thể, như: Giáo dục đạo đức, Bác Hồ kính yêu, Kỹ năng sống, Tâm lý lứa tuổi, Phát minh – Sáng tạo, Truyện thiếu nhi, gương người tốt việc tốt, các tài liệu tham khảo… Đồng thời, còn có ngăn sách quyên góp, sưu tầm với tiêu đề “cũ bạn – mới mình”.

     Mô hình “Thư viện thân thiện” được nhà trường đưa vào hoạt động trong năm học 2019 – 2020 nhằm góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng dạy và học, khơi dậy niềm yêu thích đọc sách, giúp các em phát triển tư duy, giảm bớt căng thẳng sau các giờ học trên lớp.

     Thư viện hiện có không gian thoáng mát, để các em học sinh có thể đọc sách, thư giãn trong giờ ra chơi hay ngoài giờ học. Trong giờ ra chơi rất đông các em học sinh tập trung về khuôn viên thư viện của nhà trường, với không gian thư thái, mát mẻ để các em ngồi đọc sách, đọc truyện, xem tranh… theo sở thích. Đây là hình thức khá phù hợp, vừa khơi dậy, khuyến khích niềm đam mê đọc sách cho học sinh, vừa giúp các em mở rộng tri thức, lại có thể thư giãn, giải trí sau những giờ học trên lớp. Ngoài ra, nhà trường tổ chức các tiết đọc sách cho các lớp từ lớp 3 đến lớp 5 tại “Thư viện thân thiện”..Trong thư viện, chia thành các ngăn khác nhau, mỗi ngăn được xếp theo một chủ đề cụ thể, như: Giáo dục đạo đức, Bác Hồ kính yêu, Kỹ năng sống, Tâm lý lứa tuổi, Phát minh – Sáng tạo, Truyện thiếu nhi, gương người tốt việc tốt, các tài liệu tham khảo… Đồng thời, còn có ngăn sách quyên góp, sưu tầm với tiêu đề “cũ bạn – mới mình”.

    Từ ngày có Thư viện thân thiện này, số lượng học sinh của trường tham gia đọc sách đông hơn. Hiện thư viện có rất nhiều bản sách, báo, tạp chí các loại. Hàng tuần, nhà trường đều tổ chức luân chuyển, thay đổi sách, truyện từ thư viện trung tâm đến thư viện ngoài trời, tủ sách; giao ban chỉ huy liên đội, đội cờ đỏ theo dõi, quản lý hàng ngày… do đó chất lượng đọc sách báo được nâng lên rõ rệt.

     Để tăng thêm sự phong phú về nguồn sách cho thư viện nhà trường, ngoài việc trang bị, bổ sung hàng năm, Ban Giám hiệu đã phối hợp với giáo viên tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của mô hình Thư viện thân thiện, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ chung tay của Hội cha mẹ học sinh trong toàn trường.

     Mô hình Thư viện thân thiện cũng được nhà trường áp dụng để chủ động đưa sách đến gần hơn với học sinh, các loại hình thư viện của nhà trường luôn hướng đến mục tiêu thân thiện, gần gũi với học sinh.

     Nhà trường cũng thường xuyên thay đổi các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách như: Tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng trong các buổi chào cờ đầu tuần, kể chuyện theo sách... để khuyến khích các em say mê hơn với việc đọc sách. Đây cũng là một hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường hiện nay.

     Mô hình đã tạo hứng thú đọc sách cho học sinh, đồng thời góp phần phát triển văn hóa đọc trong môi trường học đường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp cận với sách, báo, rèn luyện thói quen đọc sách để tiếp thu, trau dồi tri thức.
 

thhtthuvienxanh1

     Các em học sinh chia sẻ: Từ ngày có thư viện ở sân trường, cứ mỗi giờ ra chơi em lại tranh thủ đọc sách tham khảo, báo các loại. Thư viện xanh này giúp em nâng cao kiến thức trong học tập mà không bị gò bó. Tại đây, các em có ý thức hơn sau khi đọc sách báo tham khảo nên bảo vệ, giữ gìn tài liệu ở thư viện này rất tốt.

Tác giả: Ban biên tập

Nguồn tin: Trường Tiểu học Hiệp Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

THĂM DÒ Ý KIẾN

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

VĂN BẢN MỚI

299/PGDĐT

Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

293/PGDĐT-TCCB

Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

212/PGDĐT

Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

202/PGDĐT

Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

162/PGDĐT

Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

HỆ THỐNG NGHIỆP VỤ

Phòng Giáo dục và Đào tạo
Bộ giáo dục đào tạo
Đế án Hệ tri thức Việt số hóa
Văn bản pháp quy - hành chính
Phần mềm quản lý phổ cập giáo dục
Kho Bài Giảng E-LEARNING
1022 Bình Dương
UBND thành phố
Fanpage Bình Dương
Fanpage Sở GDĐT
phapdien

CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây